Thứ 4, 23/7/2025, 12:46:12 AM
Kế hoạch cải cách hành chính xã Lưu Phương năm 2023
Lượt xem: 109

I. MỤC TIÊU

Trên cơ sở mục tiêu cải cách hành chính nhà nước của tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương xác định mục tiêu cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2023 một cách cụ thể, phù hợp, khả thi với các nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo mục tiêu chung của Chính phủ, của tỉnh của huyện.

- Đến năm 2025, 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% dịch vụ công đáp ứng yêu cầu được cung cấp trực tuyến mức độ 4, được thực hiện truy cập trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 50%; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được tích hợp, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh; chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh; chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện lưu ý đến tác động của cải cách hành chính đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, mức độ thu hút đầu tư, tỷ lệ đăng ký kinh doanh trên địa bàn tăng so với năm trước góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế

- Về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, không để nợ đọng, chậm muộn;

- Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

- Theo dõi thi hành pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Kiểm soát thủ tục hành chính; đẩy mạnh đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết và số lượng thủ tục hành chính.

- Rà soát, xây dựng kịp thời quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính.

- Chú trọng công bố, công khai đầy đủ các thủ tục hành chính, công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC;

- Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP;

- Việc thực hiện đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và công khai kết quả đánh giá chất lượng giải quyết TTHC của địa phương theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc giám sát thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính;

- Thực hiện hệ thống thông tin báo cáo theo quy định.

- Tích hợp, sử dụng hiệu quả hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh.

3. Cải cách tổ chức bộ máy

- Tham mưu ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan, đơn vị. Ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc khi có Quyết định của UBND tỉnh.

- Thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

- Rà soát, sắp xếp lại cán bộ, công chức của UBND xã đảm bảo phù hợp theo quy định của ngành.

- Thực hiện nhiệm vụ phân cấp theo quy định của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực (gồm: tiền lương của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, cán bộ không chuyên trách dưới xóm, người tham gia các công việc ở thôn, vị trí việc làm (lĩnh vực nội vụ); Biển và hải đảo (lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường); Phát thanh và truyền hình (lĩnh vực thông tin và truyền thông); Điện ảnh (lĩnh vực Văn hóa); Khám chữa bệnh (lĩnh vực Y tế); Hoạt động đầu tư xây dựng; kiến trúc; quy hoạch; phát triển đô thị (lĩnh vực xây dựng); Hoạt động khoa học và công nghệ (lĩnh vực khoa học và công nghệ); Quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; an toàn, vệ sinh lao động (lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội); Thu ngân sách nhà nước; chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công; phí và lệ phí; tài sản công (lĩnh vực tài chính); Quản lý đầu tư; đầu tư công; đầu tư nước ngoài (lĩnh vực kế hoạch và đầu tư), các nội dung quản lý

4. Cải cách chế độ công vụ

- Thực hiện nghiêm quy định về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn của lãnh đạo.

- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức;

- Việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và công tác quản lý cán bộ, công chức;

- Đẩy mạnh tinh giản biên chế công chức theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt;

- Thực hiện quy chế văn hóa công sở, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chứ.

5. Cải cách tài chính công

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ trong cơ quan hành chính; công khai dự toán, quyết toán theo quy định.

Thực hiện dự toán đã phân bổ hàng năm, căn cứ vào khả năng thu để điều hành chi, đảm bảo điều hành chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, thực hành chi tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn ngân sách, chi ngân sách xã đáp ứng được các nghiệp vụ và kế hoạch đề ra, chủ động cân đối ngân sách để giải quyết các nhiệm vụ phát sinh

Thực hiện công khai dự toán quyết toán đúng quy định tại thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016.

 - Việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước và đầu tư công:

Công tác quản lý chi ngân sách đảm bảo các khoản chi đúng quy định của nhà nước; triệt để tiết kiệm và hiệu quả ngay từ khâu lập dự toán, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho công trình y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp, mở rộng toàn bộ các tuyến đường trên địa bàn xã.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường

6. Xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Các cơ quan bám sát vào mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để đề ra nhiệm vụ, trong đó lưu ý các nội dung sau:

- Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cập nhật dữ liệu được hình thành từ năm 2006-2015, đồng thời số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cập nhật dữ liệu từ năm 2022 trở đi.

- Việc thực hiện kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản tại cơ quan, đơn vị; tích cực nâng cao tỷ lệ sử dụng và trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của cơ quan hành chính, giữa các cơ quan hành chính trong tỉnh.

-  Nâng dịch vụ công đáp ứng yêu cầu được cung cấp trực tuyến mức độ 4, được thực hiện truy cập trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, nâng tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt 30%

- Thực hiện chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành được tích hợp, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- Nâng tỷ lệ % hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý để đảm bảo mục tiêu Nghị quyết đề ra

- Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại cơ quan hành chính.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

Để đảm bảo các nhiệm vụ cải cách hành chính được triển khai có hiệu quả, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định rõ những trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính bằng các hoạt động cụ thể như:

- Ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về cải cách hành chính; chú trọng khắc phục và xử lý kịp thời, đầy đủ những tồn tại, hạn chế phát sinh sau kiểm tra; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo sau kiểm tra.

- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.

- Triển khai thực hiện tốt việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính.

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, công chức”.

- Mạnh dạn xây dựng và áp dụng các sáng kiến, mô hình hay về cải cách hành chính vào hoạt động của cơ quan. Gắn cải cách hành chính với thi đua khen thưởng.

- Triển khai đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính có hiệu quả. Tiến hành các biện pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính cửa cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025.

Ngoài các nội dung nêu trên, để đánh giá tác động của công tác cải cách hành chính, các huyện, thành phố cần đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp thành lập, đầu tư trên địa bàn ...

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH  (Có biểu mẫu phụ lục kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức văn phòng HĐND&UBND xã:

- Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính năm 2023.

- Tham mưu giúp UBND xã theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã có hiệu quả.

- Tham mưu cho UBND xã tổng hợp, xây dựng báo cáo cải cách hành chính gửi UBND huyện và Phòng Nội vụ theo quy định.

2. Các ban ngành, đoàn thể có liên quan, các công chức chuyên môn:

- Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo quy định.

- Định kỳ cán bộ công chức tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Cải cách TTHC hàng quý, 6 tháng, cuối năm gửi về văn phòng HĐND&UBND xã để tổng hợp báo cáo UBND huyện và Phòng Nội vụ huyện.

3. Các cán bộ, công chức xác định rõ nhiệm vụ chuyên môn của mình trong việc tổng kết, đánh giá kết quả triển khai trong năm 2022.

Trên đây là Kế hoạch cải cách hành chính xã Lưu Phương năm 2023./.

  • Từ khóa :
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 164
  • Trong tuần: 465
  • Tất cả: 139,095
Đăng nhập
EMC Đã kết nối EMC