Trên địa bàn xã Lưu Phương còn 1.511 người từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CCCD gắn chíp
Ngày 06/1/2022, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số
06/QĐ – TTG phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,
định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai
đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó đề ra chỉ tiêu cấp CCCD
gắn chíp cho 100% người dân từ 14 tuổi trở lên. Theo thông báo của Bộ
Công an, trên địa bàn xã
Lưu Phương còn 1.511 người từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CCCD
gắn chíp. Cụ thể: xóm 1: 63, xóm 2: 127, xóm 3: 91, xóm 4: 81, xóm 5A: 137, xóm 5B: 182, xóm 6: 91, xóm 7: 99, xóm 8: 146, xóm 9: 106, xóm 10: 77, xóm 11: 102, xóm 12: 77, xóm 13: 62, số chưa xác định được địa chỉ cụ thể: 70 trường hợp.
Để đảm bảo tiến độ
cấp CCCD gắn chíp theo chỉ đạo của BCĐ đề án 06 của Chính phủ, các ban
ngành, đoàn thể, các xóm trên địa bàn xã Lưu Phương nói riêng cần đẩy mạnh
tuyên truyền, thông báo rộng rãi và các biện pháp
vận động hiệu quả người dân đến các điểm để làm thủ tục cấp CCCD
gắn chíp điện tử. Căn cứ
danh sách người dân chưa được cấp CCCD gắn chíp, chỉ đạo tổ chức họp
và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban ngành đoàn thể, các đồng
chí bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an chính quy, công an viên, các
ddaonf thể trong xóm, đồng thời hỗ trợ kinh phí để các lực lượng này
rà soát, tuyên truyền, vận động từng công dân, đảm bảo 100% người dân
trong danh sách đi làm thủ tục cấp CCCD gắn chíp với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp.
Đây là nhiệm vụ chính
trị đặc biệt quan trọng mà BCĐ đề án 06 của Chính phủ giao phó, thời
gian triển khai hoàn thành trước ngày 31/8/2022.
So với
các loại giấy tờ tùy thân, hiện nay CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm; như tích
hợp được nhiều thông tin của công dân hơn; liên thông với các thông tin khác về
thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước
công dân thay vì nhiều loại giấy tờ khác; khi làm các thủ tục hành chính như
trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.Trong đó, chíp có khả năng lưu
trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay); cho phép xác thực đảm bảo chính
xác con người; thực hiện ký số. Thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính
xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ; đảm bảo an toàn bảo mật nhất là
trong các giao dịch tài chính.
Ngoài
việc cho phép chính quyền truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác; thẻ căn
cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập; và sử dụng hệ thống dịch
vụ công.Thẻ CCCD gắn chip điện tử có dung lượng lưu trữ lớn; cho phép tích hợp
nhiều ứng dụng đi kèm như chữ ký số, sinh trắc học, mật khẩu một lần,… Thông
tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về giả
mạo thẻ; đảm bảo an toàn bảo mật, nhất là trong các giao dịch tài chính. Dữ
liệu trên chip có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết
nối mạng; thông qua các thiết bị đọc. Ngoài ra, việc tích hợp chip trên CCCD
đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung; hoặc sửa đổi thông tin sau khi thẻ được
phát hành bởi cơ quan công an.
Thời
gian tới khi thẻ CCCD gắn chip tích hợp đầy đủ thông tin; người dân đi giao
dịch và làm thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ khác; (như bằng lái
xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội).Thêm nữa trong tương lai; thẻ CCCD gắn chip
có thể thay hộ chiếu cho công dân nhập những nước có ký kết với Việt Nam. Để
như vậy, thẻ CCCD gắn chip bắt buộc phải được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư; liên thông được với cơ sở dữ liệu dùng chung của các bộ, ngành
liên quan. Chính
vì những lợi ích vượt trội mà CCCD có gắn chip mang lại, người dân
trên địa bàn huyện nên tích cực, chủ động tới các địa điểm quy định
để làm CCCD gắn chíp, đảm bảo quyền lợi cho bản thân.