Nội dung Tuyên truyền nghị định số 37/2022/nđ-cp Một số điều liên quan đến luật nghĩa vụ quân sự; Luật lực lượng dự bị động viên; luật dấn quân tự vệ
NGHỊ
ĐỊNH
Sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt
vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý,
bảo
vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa
của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6
năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Ngày
06/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và
thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định có hiệu lực
từ ngày 22/7/2022, cụ thể như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này
quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
2. Vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm:
a) Vi phạm quy
định về thực hiện nghĩa vụ quân sự;
b) Vi phạm quy
định về lực lượng dự bị động viên;
c) Vi phạm quy
định về động viên công nghiệp;
d) Vi phạm quy
định về dân quân tự vệ;
đ) Vi phạm quy
định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
e) Vi phạm quy
định về sử dụng chứng nhận đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự và sử
dụng, mua bán, sản xuất biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt
động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.
3. Vi phạm hành
chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:
a) Vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí
mật nhà nước;
b) Vi phạm quy
định về bảo vệ thông tin bí mật nhà nước khi truyền đưa bằng phương tiện thông
tin, viễn thông hoặc lưu giữ trên các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng
viễn thông mà không được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu;
c) Vi phạm quy
định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất,
cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
4. Các hành vi
vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu không được
quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính
tại các nghị định khác có liên quan.”.
2. Bổ sung Điều 1a vào sau Điều 1 như sau:
“Điều 1a. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây
quy định chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính về
quốc phòng, cơ yếu trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
Nghị định này.
2. Tổ chức quy
định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà
nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước
được giao;
b) Doanh nghiệp
thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện
của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Tổ hợp tác,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự
nghiệp;
đ) Tổ chức xã
hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Hộ kinh doanh
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi
vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá
nhân.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1
Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a
khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2020, cụ thể như sau:
1. Hành vi vi
phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 11
Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày cá nhân thực hiện xong hành
vi gian dối; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân
viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người
được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ
quan dự bị.
2. Hành vi vi
phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 1
Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ
ngày tổ chức, cá nhân không nhận, không chấp hành hoặc chống đối thực hiện
lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp
luật.
3. Hành vi vi
phạm về thời hạn báo cáo quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9;
khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi
vi phạm là ngày tổ chức, cá nhân báo cáo theo quy định.
4. Hành vi phạm
hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa
vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm
tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân
tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1
Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày
cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ
quan có thẩm quyền.
5. Hành vi vi
phạm hành chính đang thực hiện là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được
tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
6. Trong thời
hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà
cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh,
cản trở việc xử phạt.”.
4. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Hình thức xử phạt
1. Đối với mỗi
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, tổ chức, cá nhân
phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Căn cứ tính
chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Tịch thu tang
vật vi phạm hành chính, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây
gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
c) Trục xuất đối
với người nước ngoài.
3. Trường hợp cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với các hành vi vi phạm quy định
tại Chương II, Chương III Nghị định này thì được coi là tình tiết tăng nặng.”.
5. Bổ sung Điều 2b vào sau Điều 2a như sau:
“Điều 2b. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Biện pháp
khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quốc phòng gồm:
a) Buộc khôi
phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc phá dỡ
công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không
đúng giấy phép;
c) Buộc khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc thực
hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký nghĩa vụ quân sự trong
ngạch dự bị, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú
hoặc nơi làm việc, học tập, đăng ký tạm vắng;
đ) Buộc thực
hiện nghĩa vụ quân sự;
e) Buộc thực
hiện việc báo cáo theo quy định;
g) Buộc tiếp
nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ
đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc;
h) Buộc tiếp
nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn
tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ
trở lại cơ quan, tổ chức cũ làm việc;
i) Buộc thực
hiện quyết định hoặc lệnh huy động phương tiện kỹ thuật dự bị;
k) Buộc thu hồi
sản phẩm không bảo đảm chất lượng;
l) Buộc giải tán
lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật;
m) Buộc tham gia
huấn luyện dân quân tự vệ;
n) Buộc chấp
hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ;
o) Buộc di dời
ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành
đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự;
p) Buộc nộp lại
số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Biện pháp
khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cơ yếu gồm:
a) Buộc giao sản
phẩm mật mã cho người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý;
b) Buộc bố trí
sản phẩm mật mã theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Buộc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Cơ yếu để bảo đảm an toàn, bí mật
các thông tin bí mật nhà nước truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn
thông hoặc lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn
thông.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 3 như sau:
“1. Mức phạt
tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là 75.000.000
đồng và đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền
đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3,
Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp
dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy
định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2
Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai
lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 4 như
sau:
2. Phạt tiền từ 8.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký
nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực
hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
c) Không đăng ký
nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan
đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
d) Không thực
hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học
tập theo quy định;
đ) Không thực
hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
3. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục
đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại
điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự
bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng
đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe
thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian
hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức
khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy
định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ
12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa
vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của
Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được
khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của
mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài
sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ,
nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của
người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn
tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ
25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi
kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian
hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính
đáng.
2. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh
thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ
quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi
nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại
khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ
quân sự
1. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo không
đầy đủ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề
chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện
nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số lượng
quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy
định;
b) Cố ý báo cáo
không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có
ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi
thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính
xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình
theo quy định.
2. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo
danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên
môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
b) Không báo cáo
số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình
theo quy định.
3. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại
trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp
khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực
hiện việc báo cáo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiếp
nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ
đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về đăng ký sĩ quan dự bị
1. Phạt tiền từ
8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký
sĩ quan dự bị lần đầu;
b) Không đăng ký
bổ sung khi có sự thay đổi về bản thân và gia đình;
c) Không thực
hiện đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
d) Không đăng ký
vắng mặt tại nơi cư trú hoặc nơi công tác.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Vi phạm quy định về đào tạo sĩ quan dự bị
1. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian
hoặc địa điểm ghi trong giấy triệu tập kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị hoặc người được tuyển chọn đi đào
tạo sĩ quan dự bị mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được
khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của
mình nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ sĩ quan dự bị hoặc đi đào tạo sĩ quan
dự bị;
b) Đưa tiền, tài
sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân
viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người
khám sức khỏe là sĩ quan dự bị hoặc người được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự
bị.
3. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại sĩ quan
dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc tiếp nhận lại sĩ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan,
tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về tập trung huấn luyện,
diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
1. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian
hoặc địa điểm ghi trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn
sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thời gian cho
quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên,
sẵn sàng chiến đấu.
3. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận, bố trí lại
công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn
sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan,
tổ chức cũ công tác.
4. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi
kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác đối với hành vi
quy định tại khoản 3 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định về huy động phương tiện
kỹ thuật
1. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định
hoặc lệnh huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị đã được xếp trong đơn
vị dự bị động viên để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên
trong thời bình.
2. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện quyết
định hoặc lệnh huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 17 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi
sản phẩm không bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2
Điều này;
b) Buộc nộp lại
số lợi bất hợp pháp đối với các hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, cầm
cố, nhượng bán quy định tại khoản 3 Điều này.”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thực hiện
quyết định của cơ quan có thẩm quyền về
tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ
8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về
tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tổ chức xây
dựng lực lượng dân quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chống đối
việc thành lập, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;
b) Chống đối
quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
đối với hành vi thành lập, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ không đúng
quy định của pháp luật.
6. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức
không đúng pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”.
17. Bổ sung Điều 21a vào sau Điều 21 như sau:
“Điều 21a. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ
tham gia dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
tham gia dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi cản trở
người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện
nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ
7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ
tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết
định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân
tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự
vệ
1. Phạt tiền từ
8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân
quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc huấn luyện dân
quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc huấn luyện
dân quân tự vệ.
4. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của
dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ
8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định điều
động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở thực
hiện quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Cản trở dân
quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chống đối thực hiện quyết định
điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ trái
pháp luật.
5. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm
vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.”.
20. Sửa đổi, bổ sung tên của Mục 8 như sau:
“Mục 8. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ
PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ SỬ DỤNG, MUA BÁN, SẢN XUẤT QUÂN TRANG,
TRANG PHỤC CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ BIỂN CÔNG TÁC, CỜ HIỆU”
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng quân trang
1. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đội mũ có gắn
quân hiệu hoặc sao mũ của dân quân tự vệ trái phép;
b) Mặc quân phục
có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân
binh chủng trái phép;
c) Mặc trang
phục của dân quân tự vệ khi không thực hiện nhiệm vụ.
2. Hình thức xử
phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều này.”.
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Vi phạm quy định về quản lý quân trang
1. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép quân
hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh
chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã
chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và
các loại quân trang khác mà hàng phạm pháp có giá trị dưới 100.000.000 đồng
hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi trái phép quân
hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh
chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã
chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và
các loại quân trang khác.
3. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trái phép quân
hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh
chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã
chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và
các loại quân trang khác mà hàng phạm pháp có giá trị dưới 100.000.000 đồng
hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
4. Hình thức xử
phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành
vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.”.
23. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 1 Điều 34
như sau:
“a) Sản xuất
trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu
tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng,
quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân
quân tự vệ và các loại quân trang khác;
b) Làm giả quân
hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh
chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã
chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và
các loại quân trang khác mà hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000
đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.”.
24. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 35 như sau:
“4. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành
vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 như sau:
“1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép biển
công tác, cờ hiệu dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.”.
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh
cáo;
b) Phạt tiền đến
5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2b
Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có
quyền:
a) Phạt cảnh
cáo;
b) Phạt tiền đến
37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh
cáo;
b) Phạt tiền đến
75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử
dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
27. Bổ sung Điều 43a vào sau Điều 43 như sau:
“Điều 43a. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định
tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều
14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23
Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều
33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại
Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
2. Thanh tra
quốc phòng có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại
các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 14
Mục 2; Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22 và Điều 23
Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều
33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại
Điều 38 Nghị định này; đồng thời có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng quy định tại Nghị định của Chính
phủ trong phạm vi địa bàn quản lý.
3. Công an nhân
dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 30
Mục 7; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36 Mục 8; theo thẩm quyền quy
định tại Điều 39 Nghị định này.
4. Quản lý thị
trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều
33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Nghị
định này.
5. Bộ đội Biên
phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều
25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều
34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định
này.
6. Cảnh sát biển
Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các
Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7 phương II theo thẩm
quyền quy định tại Điều 42 Nghị định này.”.
Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
Bãi bỏ các Điều
5, Điều 8, Điều 13, Điều 24, Điều 29, Điều 31 và Mục 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng, cơ yếu.
Điều khoản thi hành
Nghị định này có
hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh